Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ có trẻ bắt đầu ăn dặm mới bị táo bón do cơ thể thiếu nước, thiếu chất xơ hay Vitamin. Trên thực tế, trẻ sơ sinh vẫn có thể bị táo bón vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
1. Bụng trẻ bị chướng, sờ vào thấy cứng
Thức ăn sau khi tiêu hóa không được thải ra khỏi cơ thể sẽ khiến bụng trẻ bị chướng, sờ vào thấy cứng.
Kèm theo là hiện tượng trẻ bị đầy hơi, ăn khó tiêu, xì hơi nặng mùi.
2. Trẻ biếng ăn và quấy khóc vào ban đêm
Khi bị táo bón lâu ngày, các chất độc trong cơ thể trẻ không được thải ra ngoài mà còn có nguy cơ hấp thụ ngược trở lại, khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và quấy khóc về đêm.
Phân tích tụ lâu ngày thậm chí còn làm cơ thể trẻ tỏa ra mùi hơi nặng.
3. Giảm số lần đi ngoài
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài 2- 3 lần trong ngày, nếu thấy trẻ đi ngoài ít hơn, mẹ có thể nghĩ đến khả năng trẻ bị táo bón.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, trẻ đi ngoài 1 lần/ ngày hoặc có ngày không đi, bởi vì cơ thể trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn các trẻ khác.
Do đó mẹ hãy theo dõi thêm các dấu hiệu khác để biết chắc chắn trẻ có bị táo bón hay không.
4. Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ rặn đi ngoài khó khăn
Mỗi lần rặn đi ngoài, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn. Mẹ quan sát sẽ thấy cơ thể trẻ ưỡn lên để rặn, mặt đỏ lên, vã mồ hôi, thậm chí trẻ khóc ré lên vì bị đau.
5. Phân của trẻ ở dạng khô, rắn
Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ đi ngoài phân rắn, dạng xúc xích có nhiều đường rạn trên bề mặt, hoặc có dạng lổn nhổn như hạt.
Đôi khi quan sát bỉm trẻ thay ra, mẹ thấy phân có lẫn máu, nguyên nhân là do trẻ bị rách hậu môn khi rặn.
Táo bón ở trẻ sơ sinh có thể l